Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ (AAD) cho biết, 90% người bị nám là phụ nữ nếu không điều trị nám sớm, nó có thể ăn sâu vào các tầng da, lan rộng ra các vùng xung quanh, gây tổn thương khó phục hồi.
Lâu dần, da bị nám sẽ trở nên khó trị, da trông sần sùi, khô ráp và kém sức sống. Tệ hơn nữa, nám kéo dài có thể phá vỡ cấu trúc da làm bạn trông già hơn tuổi thật rất nhiều.
Tình trạng nám da và nguy cơ tiềm ẩn nếu không quan tâm sớm
Nám da là một vấn đề nghiêm trọng mà khoảng 90% phụ nữ, đặc biệt sau tuổi 30 – 40, phải đối mặt và khó tránh khỏi. Những vết nám sạm màu, đốm nâu xuất hiện dày đặc trên khuôn mặt, thường tập trung ở các vùng tiếp xúc nhiều với ánh nắng như hai bên gò má, trán, vùng mũi và quanh môi.
Nếu không được điều trị kịp thời, nám có thể lan rộng và đậm màu hơn, dẫn đến việc chăm sóc và phục hồi da trở nên khó khăn, thậm chí có thể mở đường cho các vấn đề da liễu nghiêm trọng khác như lão hóa sớm và viêm da.
Phân biệt các loại nám da phổ biến hiện nay
Dựa trên lâm sàng, nám da thường được chia thành 3 loại chính: nám mảng, nám chân sâu và nám hỗn hợp. Mỗi loại có dấu hiệu nhận biết và đặc điểm khác nhau.
Nám mảng:
Dấu hiệu nhận biết: Nám mảng thường xuất hiện dưới dạng các mảng màu nâu nhạt hoặc xám xanh, có kích thước lớn khoảng 2 – 4 cm và có xu hướng lan rộng.
Vị trí xuất hiện: này thường tập trung ở hai bên gò má, trán, cằm và mũi. Trong một số trường hợp, nám mảng có thể che phủ cả khuôn mặt.
Nguyên nhân gây ra: Nám mảng chủ yếu do tác động của tia UV, căng thẳng kéo dài, tác dụng phụ của thuốc tránh thai, yếu tố di truyền và việc lạm dụng hóa mỹ phẩm.
Mức độ nghiêm trọng: Đây là loại nám thường gặp nhất và được coi là nhẹ, dễ điều trị hơn so với các loại nám khác, vì chúng chỉ nằm ở lớp thượng bì của da.
Nám chân sâu:
Dấu hiệu nhận biết: Nám chân sâu (hay còn gọi là nám chân đinh, nám đốm) được nhận diện bởi sự xuất hiện của các đốm tròn màu nâu đen, xanh đen hoặc xanh xám. Những đốm này có kích thước tương đương với đầu đinh và khi soi dưới ánh đèn, bạn sẽ thấy điểm trung tâm hội tụ các tế bào sắc tố sẫm màu.
Vị trí xuất hiện: Nám chân sâu thường xuất hiện ở hai bên gò má, vùng thái dương và trán. Rất hiếm khi thấy nám chân sâu ở các vị trí khác trên cơ thể.